Giấy Couche Là Gì? Công dụng, phân loại và định lượng giấy Couche

1. Giấy Couche là gì? 

Giấy Couche hay còn gọi là giấy Couches, giấy C là một loại giấy màu trắng, bề mặt giấy láng mịn nhờ được tráng phủ bởi một lớp cao lanh hoặc vật liệu tương tự khác.

Giấy C được sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn bao bì giấy nhờ nhiều nguyên do:

– Bề mặt giấy phẳng, mịn, khả năng bám dính và hấp thu mực in khá tốt nên chất lượng thành phẩm in ấn tương đương như bản vẽ thiết kế.

– Giá thành giấy C khá rẻ, chất lượng in ấn tốt nên được ưu tiên sử dụng cho những sản phẩm in ấn như name card, tờ rơi, tờ gấp sự kiện, catalouge, tạp chí… và có thể dụng để bồi mặt ngoài một số thùng giấy, hộp giấy phù hợp khác.

2. Phân loại giấy Couche:

Giấy Couche có khá nhiều lựa chọn, tùy vào yêu cầu của thành phẩm in mà chúng ta lựa chọn giấy C loại nào cho phù hợp.

Giấy Couche Gloss

– Giấy Couche Gloss hay giấy C bóng có bề mặt của giấy láng bóng, bắt ánh sáng tốt. Đây là loại giấy thường được dùng trong máy in Offset cùng với mực in pigment UV cho thành phẩm in bắt mắt, màu sắc in ấn sắc nét hoặc tạo tạo hiệu ứng họa tiết chìm độc đáo.

– Do bề mặt giấy có độ bóng loáng cao nên không thể viết mực lên mặt giấy bằng bút bi hay bút lông dầu. Vì thế, bạn cần chú ý

Giấy Couche Matt

– Ngược với giấy Couche Gross, bề mặt giấy Couche Matt mịn, mờ, lì, không có cảm giác bóng chói mắt nên rất phù hợp để in ấn những sản phẩm nhiều thông tin như sách báo, tạp chí để không bị mỏi mắt khi đọc. Có thể viết lên giấy bằng bút bi hay các loại bút  mực thông thường khác.

– Nhược điểm: giá thành cao, khổ giấy và định lượng có giới hạn, bề mặt in lâu khô so với các loại giấy khác. Khách hàng cần cân nhắc khi sử dụng loại giấy này.

Giấy Pindo

Giấy Pindo có tính chất tương tự như giấy C bình thường nhưng đanh và cứng hơn, đọ bóng cao, độ trắng và khả năng in màu tốt. Giấy Pindo ít phổ biến vì bề mặt nhiều bột đá, không thân thiện với mắt người đọc.

2. Các định lượng và khổ giấy Couche thông dụng:

Định lượng:

Định lượng giấy là khái niệm dùng để chỉ trọng lượng của 1 gam giấy trong 1 mét vuông, giấy có định lượng càng cao thì độ dày của giấy càng cao.

Định lượng giấy Couche được kí hiêu bằng chữ “C” là ký hiệu tên gọi giấy và số đi kèm là định lượng độ dày của giấy. Ví dụ: giấy có định lượng 100gsm thì có ý nghĩa là 1 tờ giấy 1 mét vuông đó nặng 100gram.

Giấy Couche có những định lượng phổ biến là C60 – 80gsm, C80 – 80gsm, C100 – 100gsm, C150 – 150gsm, C200 – 200gsm, C250 – 250gsm, C300 – 300gsm…

Tùy vào nhu cầu sử dụng và loại sản phẩm mà đơn vị in ấn dùng định lượng giấy khác nhau.

Kích thước:

Giấy Couche có những khổ giấy phổ biến như: 60 x 84 cm, 65 x 86 cm, 79 x 109cm

3. Ưu điểm và nhược điểm của giấy C là gì?

Giấy C được sử dụng phổ biến ở hầu hết các đơn vị in ấn, sản xuất hộp giấy, hộp cứng cao cấp, danh thiếp…

Ưu điểm: 

– Bề  mặt sáng bóng, láng mịn, thấm hút màu sắc tốt, bề màu, ít gặp sự cố khi in ấn.

– Giấy có độ trắng cao , màu sắc in ấn gần sát nhất với bản thiết kế.

– Có độ sáng tốt và in được bằng nhiều loại mực.

– Giấy có độ bóng, trắng sáng tạo nên sự sang trọng, cao cấp cho bao bì sản phẩm.

Nhược điểm:

– Giá thành ở mức trung bình, không tạo được sự ấn tượng, bắt mắt, đẳng cấp như giấy mỹ thuật nhập khẩu.

– Giấy Couche khó tái chế do có phủ lớp keo trên bề mặt.

4. Một số quan niệm sai lầm về giấy Couche:

Nếu bạn không làm trong ngành in ấn hay thường xuyên đặt hàng in ấn, có thể bạn sẽ có nhiều hiểu lầm khi sử dụng giấy C và một số loại giấy in khác.

Giấy dày là giấy tốt: Sai

Độ dày của giấy là một trong những yếu tố mà cả người in ấn và khách hàng quan tâm hàng đầu khi sản xuất một sản phẩm bao bì. Nếu không hiểu rõ, nhiều khách hàng sẽ nghĩ giấy càng dày thì càng đắt và càng tốt.

Tuy nhiên, đúng là giấy càng dày thì giá sẽ càng cao hơn vì định lượng giấy cao hơn. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng cần sử dụng giấy dày, tùy vào mục đích sử dụng khi in ấn và thành phẩm bao bì giấy mà đơn vị sản xuất có kinh nghiệm sẽ biết cách lựa chọn loại giấy phù hợp.

Ví dụ: Giấy Couche mỏng có thể dùng để bồi mặt trong hộp cứng, nhưng giấy Couche có độ dày cao thì không thể bồi làm hộp cứng cao cấp được vì độ gấp không linh hoạt, khó uốn theo kiểu dáng mong muốn của sản phẩm cao cấp này.

Giấy dày là giấy cứng: Chưa chắc đúng

Mối quan hệ giữa độ dày (định lượng) và độ cứng của giấy C là gì? Câu trả lời là có thể chúng không liên quan gì nhau cả.

Nếu cho rằng giấy có định lượng 100gsm sẽ dày sẽ cứng hơn giấy có định lượng 80gsm thì chưa đúng. Giấy 100gsm chỉ dày hơn giấy 80gsm. Còn độ cứng thì cần xem xét thực tế, cầm tận tay sản phẩm.

Ví dụ cùng có định lượng 300gsm nhưng giấy Bristol dày hơn giấy Couche rất nhiều. Tóm lại, chỉ nên so sánh khi bạn đang nói về cùng 1 loại giấy.

5. Ứng dụng của giấy C trong in ấn bao bì:

Giấy Couche có nhiều ứng dụn và sử dụng cho rất nhiều loại bao bì sản phẩm:

– Dùng để in ấn bao bì tạp chí, catalogue, menu, tờ rơi, tờ gấp, bì thư, bìa sách…

Tờ rơi làm in ấn bằng giấy Couche

– Dùng để bồi thùng carton, hộp sóng carton…

– In namecard, voucher, thẻ tích điểm…

– In túi giấy, In bồi hộp giấy cứng cao cấp…

Bài viết trên gần như tổng hợp đầy đủ thông tin về giấy Couche. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn khi cần tìm hiểu về in ấn bao bì hay có nhu cầu tìm xưởng sản xuất hộp giấy, túi giấy và các ấn phẩm bao bì giấy khác.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá hộp giấy, túi giấy cao cấp vui lòng liên hệ trực tiếp với Luxpack.vn tại:

Địa chỉ: 109A đường TX33, KP2, phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Hotline/ Zalo: 0938. 003. 345 – 0373.97.67.67

 Email: anphatdat.kd@gmail.com

Fanpage Luxpack.vn tại đây 

Kênh youtube: https://www.youtube.com/@hopcunggiare/

Kênh tiktok: https://www.tiktok.com/@baobicaocap

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *